Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Thành phần hóa học các sản phẩm làm đẹp cho móng tay | Khái niệm hoá học

Từ rất lâu, làm nail đã trở thành một thói quen làm đẹp quen thuộc, giúp cho các cô nàng có một đôi bàn tay hấp dẫn với nhiều màu sắc và ấn tượng hơn. Tuy nhiên, những hóa chất được dùng trong sơn móng tay có thể tàn phá móng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể thậm chí có thể dẫn đến ung thư cho người dùng.


1. Thành phần hóa học sơn móng tay và ảnh hưởng của các hóa chất đến cơ thể.

hinh-anh-thanh-phan-hoa-hoc-cac-san-pham-lam-dep-cho-mong-tay-259-0

Sản phẩm được dùng cho nghề làm đẹp Nail có thể chứa các hóa chất gây tổn hại cho sức khỏe. Hóa chất có thể đi vào cơ thể qua các con đường sau:

- Hít vào phổi hơi nước, bụi hay hơi sương của sản phẩm

- Để sản phẩm dính vào da, mắt hoặc nuốt sản phẩm khi nó dính vào thức ăn và nước uống không được che đậy.

Các sản phẩm thông dụng trong nghề Nail gồm có chất đánh bóng, chất làm chắc móng, chất tẩy rửa móng và chất lỏng làm móng nhân tạo.

Sau đây là một số hóa chất độc hại thuộc các chất kể trên và ảnh hưởng của chúng đến cơ thể như thế nào?

- Acetone (thuốc tẩy sơn móng tay): gây đau đầu, chóng mặt và khó chịu cho mắt, da, và cổ họng.

- Acetonitrile (chất tẩy keo dán móng tay): gây khó chịu cho mũi và họng; khó thở; buồn nôn; ói mửa; suy yếu và kiệt sức.

- Butyl acetate (sơn móng tay, tẩy sơn móng tay): gây đau đầu, khó chịu cho mắt, da, mũi, miệng và cổ họng.

- Dibutyl phthalate (DBP) (sơn móng tay): gây buồn nôn, khó chịu cho mắt, da, mũi, miệng và cổ họng nếu tiếp xúc lâu ngày với nồng độ cao có thể gây ra nhiều tác động nghiệm trọng khác.

- Ethyl acetate (sơn móng tay, tẩy sơn móng tay keo dán móng tay): gây khó chịu cho mắt, dạ dày, da, mũi, miệng và cổ họng; nồng độ cao cso thể gây ra ngất xỉu.

- Ethyl methacrylate (EMA) (chất lỏng làm móng tay nhân tạo): gây bệnh hen suyễn, khó chịu cho mắt, da, mũi, miệng; đầu óc khó tập trung; tiếp xúc khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến đứa trẻ.

- Formaldehyde (sơn móng tay, làm cứng móng tay): gây khó thở, kể cả ho, lên cơn giống như bị hen suyễn, thở khò khè; phản ứng dị ứng; gây khó chịu cho mắt, da và cổ họng. Formaldehyde có thể gây ung thư.

- Isopropyl acetate (sơn móng tay, tẩy sơn móng tay): gây buồn ngủ và khó chịu cho mắt, mũi và cổ họng.

- Methacrylic acid (sơn lót móng tay): gây bỏng da và khó chịu cho mắt, da, mũi, miệng, cổ họng. Ở nồng độ cao, hóa chất này có thể gây khó thở.

- Methyl methacrylate (MMA) (sản phẩm làm móng tay nhân tạo): gây bệnh hen suyễn, khó chịu cho mắt, da, mũi và miệng; đầu óc khó tập trung; mũi không phân biệt được mùi.

- Hợp chất amoni (chất khử trùng): gây khó chịu ở da và mũi, gây ra bệnh hen suyễn.

- Toluen (sơn móng tay, keo dán móng tay): làm da khô hoặc nứt, nhức đầu, chóng mặt và tê tê; gây khó chịu ở mắt, mũi, miệng, phổi; làm hư thận và gan; gây nguy hại cho thai nhi trong thời gain thai nghén.

2. Một số lưu ý khi sử dụng sơn móng tay

Để giữ cho bản thân và những người xung quanh an toàn, hãy chọn các loại sơn móng tay không chứa các thành phần gây hại.  Lưu ý kiểm tra các nhãn mác sản phẩm cẩn thận trước khi mua. Ít nhất cần loại trừ những chất như dibutyl phthalate, toluene, formaldehyde. Nên ưu tiên những sản phẩm làm móng có thành phần tự nhiên an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tốt nhất không nên lạm dụng sơn móng tay hay dùng móng giả. Đặc biệt phụ nữ có thai không nên sơn móng tay. Những thợ làm móng nên dùng khẩu trang, đeo găng tay mỏng khi tiếp xúc với thuốc sơn. Không được làm sơn dây ra da mình và khách hàng. Sau khi sơn xong cần làm sạch tay chân. Nên thực hiện ở nơi thoáng khí để tránh hít phải aceton. Không nên sơn móng thường xuyên để giảm bớt thời gian tiếp xúc với hóa chất độc hại.

hinh-anh-thanh-phan-hoa-hoc-cac-san-pham-lam-dep-cho-mong-tay-259-1

Một típ nữa để móng tay luôn hồng hào khỏe đẹp là có thể thoa dầu dừa hàng ngày để nuôi dưỡng móng. Nếu móng tay bị ố vàng nên dùng nguyên liệu thiên nhiên như chanh để chà rửa cho trắng. Có nên sơn móng tay không? Câu trả lời là ở chính người sử dụng. Tuy nhiên cần có kiến thức về những lợi ích và nguy cơ của sơn móng tay để đưa cho mình quyết định đúng đắn.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Khái niệm và đặc điểm hợp chất hữu cơ

Hợp chất hữu cơ là hợp chất chứa cacbon trừ một số hợp chất cacbon vô cơ như oxit cacbon, muối cacbonat, xianua và cacbua kim loại. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu về hợp chất hữu cơ được gọi là ngành hóa học hữu cơ.

Xem chi tiết

Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như base

Xem chi tiết

Phản ứng este hóa

Phản ứng este hóa là phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol trong điều kiện nhiệt độ, có H2SO4 đặc làm xúc tác. Đặc điểm của phản ứng este là phản ứng thuận nghịch, hiệu suất phản ứng H <100%.

Xem chi tiết

Silic đioxit

Silic dioxit tuy có công thức phân tử giống với cacbon dioxit nhưng không tồn tại ở dạng từng phân tử riêng lẻ mà dưới dạng tinh thể, nghĩa là một phân tử khổng lồ. Ba dạng tinh thể của silic dioxit ở áp suất thường là thạch anh, tridimit và cristobalit.

Xem chi tiết

Hợp chất Curcumin - Chất chống ung thư

Curcumin được tìm thấy là một tác nhân chống ung thư cực kỳ hứa hẹn, nhắm mục tiêu vào các con đường khác nhau liên quan với sự tiến triển ung thư. Các nghiên cứu tiếp tục tím ra những khía cạnh mới về chế độ hoạt động của nó và sự tương tác của nó với hệ thống miễn dịch đang nổi lên như là một thành phần quan trọng trong các đặc tính chống ung thư của curcumin.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

K2S2O3K2S2O5

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Kali thiosunfat và chất Kali pyrosunfit

Xem thêm

(NH4)3AsS4(NH4)2Sx

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Amoni thioarsenat và chất Amoni polysunfua

Xem thêm

(NH4)3AsS3K2RuO4

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Amoni thioarsenit và chất Kali ruthenat

Xem thêm

RuO4Os

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Rutheni tetraoxit và chất Osmi

Xem thêm

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 17/09/2024