Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Những Điều Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Năng lượng tái tạo | Khái niệm hoá học

Năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn. Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất.


1. Định nghĩa

Năng lượng tái tạo hay còn gọi là năng lượng tái sinh. Hiểu một cách nôm na, năng lượng tái tạo là những nguồn năng lượng vô hạn, liên tục, có khả năng tái sinh như: năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.

Hiện nay trên toàn cầu, năng lượng tái tạo đang sử dụng chỉ chiếm 16%, quá ít ỏi so với tiềm năng thực tế của nó. Năng lượng tái tạo sử dụng chủ yếu để ứng dụng vào ngành điện.

hinh-anh-nang-luong-tai-tao-174-0

Năng lượng vô hạn có hai nghĩa:

Năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở nên cạn kiệt vì sự sử dụng của con người. Ví dụ: Năng lượng mặt trời
Năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên trái đất. Ví dụ: năng lượng sinh khối.

2. Phân loại năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo bao gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, thủy điện, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, nhiên liệu sinh học.

a. Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sinh ra từ các tia bức xạ điện từ mà mặt trời chiếu xuống Trái đất.

Năng lượng Mặt Trời cũng được hấp thụ bởi thủy quyển Trái Đất và khí quyển Trái Đất để sinh ra các hiện tượng khí tượng học chứa các dạng dự trữ năng lượng có thể khai thác được.

b. Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất.

c. Năng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triều là năng lượng khai thác từ công năng của dòng nước. Điện được tạo ra nhờ hệ thống đập, tuốc bin nước và máy phát điện.

Nguồn điện từ thủy điện chiếm tới 20% nguồn điện của thế giới. Các nước phát triển thủy điện mạnh nhất phải kể tới: Na Uy, IceLand, Áo.

d. Năng lượng gió
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Năng lượng gió được khai thác nhờ những tuốc bin gió.

e. Năng lượng sinh khối
Năng lượng sinh khối là năng lượng có nguồn gốc từ các dạng vật chất sống, chủ yếu là thực vật. Sinh khối có thể chuyển thành năng lượng theo ba cách: chuyển đổi nhiệt, chuyển đổi hóa học, và chuyển đổi sinh hóa.

f. Nhiên liệu sinh học

Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa,…), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tương…), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân,…), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải…),…

Các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ khác
Năng lượng lò xo.
Hiệu ứng điện động.
Angten thu giao động điện từ.

3. Vai trò của năng lượng tái tạo

Các nguồn tài nguyên khoáng sản theo ước tính sẽ cạn kiệt trong khoảng 80 -100 năm nữa. Năng lượng tái tạo chính là nguồn năng lượng thay thế.
Năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường, giúp làm giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường gây hiệu ứng nhà kính.
Tiết kiệm ngân sách khắc phục thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên, mang lại nhiều lợi ích sinh thái.
Phát triển kinh tế bền vững, đem lại nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Đây là nguồn năng lượng mà chúng ta có thể dành cho con cháu vì chúng không bao giờ cạn kiệt.
Giúp các quốc gia tự chủ về nguồn năng lượng, không tạo ra khủng hoảng năng lượng, giảm mức sản xuất phóng xạ và sự lan rộng của vũ khí nguyên tử, tránh xung đột gây ra chiến tranh.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Cao su tổng hợp

Cao su thiên nhiên là những vật liệu polime vô cùng quan trọng trong kĩ thuật và đời sống. Tuy nhiên, cao su thiên nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của đời sống. Hơn nữa, cao su thiên nhiên cũng còn những nhược điểm như khả năng chống dầu, chịu nhiệt kém. Vì vậy, các nhà khoa học đã tìm con đường tổng hợp cao su từ các chất hữu cơ đơn giản bằng phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.

Xem chi tiết

Hợp chất tạp chức

Hợp chất tạp chức là hợp chất mà phân tử chứa từ 2 nhóm chức khác nhau trở lên.

Xem chi tiết

Porphin

Hemoglobin (hồng cầu của máu) và clorophin (chất diệp lục của cây xanh) có thành phần cơ bản là porphin. Porphin là bộ khung gồm 4 vòng pirole liên kết với nhau bởi các cầu nối metin thành vòng 16 cạnh với 18 electron p có cấu tạo phẳng và có tính thơm. Porphin chứa các nhóm thế khác nhau gọi là porphirin.

Xem chi tiết

Giấm

Giấm là chất lỏng có vị chua có thành phần chính là dung dịch axit axetic, có công thức hóa học giấm ăn là CH3COOH. Hay nói cách khác giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2-5%. Giấm được hình thành nhờ sự lên men của rượu etylic C2H5OH.

Xem chi tiết

Tinh bột

Tinh bột là một polisaccarit rất phổ biến trong tự nhiên, nó là thức ăn quan trọng cho người cũng như động vật và là thức ăn dữ trữ của thực vật. Tinh bột được thực vật tích trữ trong các mô thực vật dưới dạng các loại hạt, củ và quả (ngô, khoai, sắn, hồng, lê...). Nói chung, lượng tinh bột trong các hạt ngũ cốc nhiều hơn trong các loại khác.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

F2KrF2La

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Krypton diflorua và chất Lantan diflorua

Xem thêm

F2Li2F2Mg

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Liti florua và chất Magie florua

Xem thêm

F2MnF2MoO2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Mangan diflorua và chất Molybden diflorua dioxit

Xem thêm

F2MoF2N

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Molybden diflorua và chất Difluoroamino radical

Xem thêm

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Khám Phá Tin Tức Thú Vị Chỉ 5% Người Biết

Cập Nhật 14/07/2024